Truyền thống ngày nhà giáo Việt Nam 20.11

Với lịch sử mấy nghìn năm dựng và giữ nước, với một nền văn hóa lâu đời đầy sức sống, dân tộc Việt Nam đã xây dựng và phát triển những truyền thống tốt đẹp về nhiều mặt. Ngành giáo dục, nghề dạy học “giới nhà giáo” cũng có truyền thống riêng của mình.
Truyền thống nổi bật trước hết của nhà giáo Việt Nam là lòng nhân ái sâu sắc. Một trong những điều đau khổ nhất của nhân dân ta trước đây là sự dốt nát, lạc hậu. Dù nghèo đói đến đâu, người dân cũng ráng cho con “học dăm ba chữ để làm người”. Thông cảm với nỗi đau xót của người dốt nát mà người biết chữ tự thấy mình có trách nhiệm dạy người chưa biết chữ và dạy hết chữ mình thì đi học thêm để về dạy tiếp, xuất phát từ lòng yêu người, lòng yêu nghề của nhà giáo Việt Nam đậm tình vị tha.

Yêu thương con người, nhà giáo Việt Nam quan niệm công việc của người thầy giáo trước hết là “dạy người” tiếp thu đạo lý làm người của những thế hệ trước để truyền lại cho những thế hệ sau “thầy đồ”, “cụ đồ” là những người có học vấn, có đạo đức. Những người nổi tiếng hay chừ “đạo cao đức trọng, thường có rất nhiều người theo học “môn đồ” của Lê Quý Đôn có đến năm, bảy trăm, của Chu Văn An có đến hai, ba ngàn.

Nhà giáo Việt Nam thường sống giữa nhân dân. Ngày xưa thầy đồ được nhân dân nuôi cơm, đói no với dân theo mùa, áo quần mỗi năm dân may vài bộ. Ngoài thì giờ dạy, thầy giáo tiếp xúc rộng rãi. Vì thầy là người hiểu biết nhất trong vùng nên có việc là dân đến hỏi thầy …

Ngày nay người thầy giáo, nhất là thầy giáo ở nông thôn, ở miền núi, miền xa xôi hẻo lánh, thật sự là một cán bộ địa phương, là bạn của mọi người, là “cố vấn” của mọi gia đình.
Nhân dân ta yêu thầy giáo, trọng thầy giáo, biết ơn thầy giáo vì họ hiểu rằng nuôi dạy năm ba đứa con đã là khó khăn vất vả, đằng này người thầy giáo suốt ngày dạy dỗ hàng ngàn học trò. Đối với người dân, hình ảnh của thầy – cô giáo “đêm khuya chong đèn nghiêng mình trên chồng bài tập” đã trở nên một biểu tượng thân thương. Vì vậy mà nhân dân kể cả người không có con học với thầy, cũng gọi thầy bằng thầy. Thầy giáo, cô giáo trở thành người thân thiết của mọi nhà…

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, những người thầy chân chính bao giờ cũng là một nhà yêu nước, hoạt động dạy học thường gắn liền với hoạt động hoạt động cách mạng.

Dưới chế độ phong kiến, nhà giáo chân chính không tự ràng buộc mình trong quan niệm “trung quân ái quốc”. Họ đứng về phía nhân dân. Hành động “trung với nước, hiếu với dân” của họ từ chỗ không hợp tác, không làm quan như Võ Trường Toản, hoặc yêu cầu triều đình trừng phạt bọn gian thần, sửa sang chín sự để yên nước yên dân như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm … đến chỗ dấy binh trừng trị nhà vua hoang dâm, bạo ngược như Lương Đắc Bằng hoặc khởi nghĩa chống lại triều đình như Cao Bá Quát …

Từ khi đế quốc Pháp nổ súng xâm lược nước ta, trong hàng ngũ những người yêu nước chống Pháp, bằng nhiều hình thức khác nhau, luôn luôn có mặt những nhà giáo: Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Nghị, Tống Duy Tân, Nguyễn Quyền, Lương Văn Cao, Phan Bội Châu …

Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam là Nguyễn Ai Quốc, bắt đầu cuộc đời hoạt động yêu nước của mình bằng nghề dạy học. Thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở trường Dục Thanh (Phan Thiết), với tinh thần yêu nước và có ý thức đúng đắn về nghề dạy học, đã có mộ số quan điểm và hoạt động khoa học phù hợp với khoa học giao dục hiện đại như quan điểm giáo dục toàn diện, giảng dạy cụ thể và vừa sức học sinh, tôn trọng nhân cách học sinh … Sau này, khi ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc, ở Thái Lan và khi ở chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ của chúng ta cũng dạy học – dạy văn hóa để dạy chính trị cho những đồng chí công tác gần gũi mình và cho cả đồng bào địa phương.

Điều đặc biệt có ý nghĩa là bốn đồng chí thay mặt cho nhóm cộng sản họp với Bác ngày 3/2/1930 để thành Lập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đều là thầy giáo. Đó là đồng chí Châu Văn Liêm ở trường Sư Phạm, dạy ở Chợ Thủ (Long Xuyên); đồng chí Nguyễn Đúc Cảnh dạy ở trường tư thục Công Ích – Bạch Mai (Hà Nội); và đồng chí Trịnh Đình Cửu thì làm “Gia sư” cho nhiều gia đình ở Hà Nội để hoạt động cách mạng.

Hiện nay chưa có số liệu thống kê về số liệu nhà giáo tham gia các cấp ủy Đảng trong các thời kỳ cách mạng nhưng có thể nêu thêm một con số tiêu biểu: trong 9 đồng chí tham gia khởi nghĩa Nam Kỳ bị thực dân Pháp kết án xử tự tại Hóc Môn ngày 25/8/1941, đã có 4 nhà giáo là Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến.

Sau Cách Mạng Tháng Tám, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, rồi trong cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, nhà giáo luôn luôn là lực lượng nòng cốt trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, chống văn hóa phản động, đồi trụy, xây dựng nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Xưa nay, người thầy giáo chân chính bao giờ cũng có đạo đức. Đạo đức vừa là nội dung, vừa là phương pháp, phương tiện giáo dục của người thầy.

Đối với nhà giáo chân chính thì ý nghĩa lời nói và việc làm là một, cuộc sống với lý tưởng đạo đức là một. “Thất trảm sớ” của Chu Văn An là biểu hiện lòng trung thực cao độ của người thầy vĩ đại. Đề nghị “chém 18 lộng thần” của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy. Nguyễn Đình Chiểu đã sống một đời đúng như lý tưởng đạo đức của mình, không hợp tác với giặc. Yêu nước, thương dân, chống gian tà, đề cao nhân nghĩa.

CÁC NGÀY NHÀ GIÁO TRÊN THẾ GIỚI

Thái Lan : Từ năm 1957, vương quốc Thái Lan lấy ngày 16 / 01 làm ngày nhà giáo. Cả nước được nghỉ 1 ngày tổ để tổ chức lể tưởng niệm rất trọng thể. Các đại biểu chính quyền từ vương quốc đến các địa phương đều đến dự lễ. Mọi người đều tỏ lòng biết ơn công lao dạy dỗ con em mình của các thầy cô giáo. Các giáo viên dạy giỏi và về hưu trong năm ấy được trao những phần thưởng xứng đáng.

Ấn Độ : Lấy ngày 5.9 làm ngày nhà giáo. Từ nông thôn đến thành thị và cả nước đều rực rở cờ và hoa, khẩu hiệu, biểu ngữ chào mừng và chúc tụng các tầy cô giáo. Tổng thống và cácvị trong chính phủ đến các nhà trường để chủ trì các cuộc vui văn nghệ. Tổng thống cũng đến nhà thầy cô giáo ưu tú để chúc mừng.

CHDCND Triều Tiên : Ngày 6.9 các hoạt động chào mừng ngày nhà giáo được tổ cưc sôi nổi trong cả nước.

Hungary : Chọn ngày 6.6 hàng năm làm ngày nhà giáo. Các hoạt động được tổ chức trong cả nước. Mọi người đi lại chúc tụng nhau như ngày tết nguyên đán ở nước ta.

Ba Lan : Lấy ngày 14.10 làm ngày nhà giáo. Ngày này các trường học vui mừng đón các đại biểu chính phủ đến thăm. Các đoàn phụ huynh và họcsinh đến tặng quà, hoa tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô.

Anbani : Lấy ngày 7.3 hàng năm làm ngày nhà giáo. Các hoạt động chào mừng và tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo được tổ chức trước và sau đó 10 ngày.

Vênêxuêla : Lấy ngày 15.1 làm ngày nhà giáo, nhân dân Vênêxuêla tổ chức ngày nhà giáo rất long trọng. Mọi người thăm hỏi, chúc mừng tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo. Tổng thống đích thân chủ trì các hoạt động chào mừng và ban thưởng cho các thầy cô giáo.

Đức : Lấy ngày 12.6 làm ngày nhà giáo. Cả nước Đức tập trung cho ngày chào mừng chúc tụng tỏ lòng biết ơn các thầy cô giáo và phát thưởng thích đáng.

Mỹ : Quốc hội Mỹ năm 1971 đã quyết định lấy ngày 28.9 làm ngày nhà giáo. Nhân dân tổ chức lễ hội tưng bừng, trọng thể, tuyên dương thành tích của ngành giáo dục. Họ còn tổ chức các hoạt động vui chơi, thăm hỏi các thầy cô giáo. Những người được bầu là giáo viên giỏi cấp toàn quốc được mời vào nhà trắng nhận phần thưởng và băng danh dự do chính tay tổng thống trao tặng.

Bồ Đào Nha : Là nước định ra ngày nhà giáo sớm nhất trên thế giới. Từ năm 1899, ngày 18.5 hàng năm là ngày nhà giáo. Cả nước tưng bừng như ngày hội.

Mông Cổ : Ở Mông Cổ từ năm 1967 ngày chủ nhật của tuần lễ thứ 1 trong tháng 2 hàng năm được chọn là ngày lễ các thầy cô. Ngày này cả nước tổ chức lễ kỷ niệm, tuyên dương công trạng những người làm công tác Giáo dục, khen thưởng giáo viên giỏi. Các báo đều dành những chổ trang trọng nhất, nêu lên thành tích của ngành giáo dục.

Cộng hòa Sec và các nước lân cận : Lấy ngày 28/3 làm ngày nhà giáo. Chính phủ trực tiếp trao nhiều giải thưởng cho các thầy cô giáo.

Liên Đội An Phú

0 nhận xét:

☼ Nội quy Comment ☼

Các em viết lời bình cho bài viết, và tuân thủ một số quy tắc sau:
☼ Sử dụng mã Unicode để viết nhận xét bằng tiếng Việt có dấu.
☼ Nội dung comment phải liên quan đến chủ đề bài viết.
☼ Điền Họ tên, Email, nick YaHoo chat để Liên Đội liên lạc khi cần.
☼ Viết comment phải nghiêm túc, không dung tục, không spam.
☼ Liên Đội rất mong sự đóng góp ý kiến của các em về những bài viết và những chủ đề liên quan.

Chú ý ☼ Liên Đội chỉ trả lời comment hoặc giải đáp thắc mắc khi bạn điền đầy đủ Họ tên - lớp và có địa chỉ Email ( hoặc nick chat Yahoo Messenger ) ☼

[▼/▲] Hiển thị biểu tượng vui
:)) ;)) ;;) :D ;) :p :(( :) :( :X =(( :-o :-/ :-* :| 8-} :)] ~x( :-t b-( :-L x( =))

 

☞ Bản quyền của LIÊN ĐỘI AN PHÚ
QUẬN 2 - TP.HCM
☞ Thiết kế bởi LÊ TRẦN NGỰ VŨ


WeBlog hiển thị tốt nhất ở độ phân giải 1280 x 800 pixels.
Xem WeBlog tốt nhất với trình duyệt Google Chrome - Opera và Mozilla FireFox 3.5 trở lên
Y!M : letrannguvu | Mail : letrannguvu@gmail.com - thcsanphu.q2@gmail.com
Ghi rõ nguồn Liên Đội THCS An Phú Quận 2 ( thcsanphuq2.blogspot.com hoặc liênđộianphú.vn ) khi trích dẫn nội dung bài viết trên trang này.

Lên đầu trang
Vào giữa trang
Xuống cuối trang