THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( 03.02.1930 )
Tháng 6 năm 1925 trên cơ sở tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu và Tâm Tâm Xã, đồng chí Nguyễn Ai Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, trong đó hạt nhân là Cộng sản đoàn.
Tuần báo thanh niên từ tháng 6 / 1926 và đặc biệt là cuốn “ Đường Kách Mệnh “ xuất bản năm 1927 đã đề cập tới những vấn đề chiến lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam, được bí mật đưa về nước. Từ sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( 8 / 1925 ), phong trào công nhân đã vượt qua giai đoạn tự phát để bước vào giai đoạn tự giác.
Nhiều cuộc bãi công lớn của các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền……..đã nổ ra. Riêng năm 1929 có tới 43 cuộc bãi công, phong trào công nhân đã thực sự trở thành lực lượng nồng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc.
Trước tình hình đó, nội bộ Việt Nam thanh niên Cách Mạng đồng chí Hội từ đầu năm 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa quan điểm vô sản và quan điểm tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Và tư tưởng vô sản đã thắng.
Tháng 3 / 1929 tại nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ), Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời gồm 8 đồng chí : Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu………
Đầu tháng 6 / 1929 tại nhà số 312 phố Khăm Thiên ( Hà Nội ), 20 đại biểu Đảng Cộng sản Bắc Kỳ quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Mấy tháng sau, An Nam Cộng sản Đảng ra đời tại Nam Kỳ ( 10 / 1929 ). Ở Trung Kỳ giữa năm 1925, một tổ chức yêu nước tiến bộ cũng được thành lập lấy tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đổi tên thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (1/1930 ).
Như thế là đầu năm 1930, ở nước ta có 3 tổ chức tự nhận là Cộng sản và đều tìm cách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế Cộng sản và trong khi tuyên truyền vận động quần chúng, 3 tổ chức không khỏi công kích, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
Ngày 27 / 10 / 1929 Ban Chấp Hành Quốc tế Cộng sản chỉ thị : “ Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng Cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp Vô sản. Đảng đó chỉ là một tổ chức Cộng sản duy nhất ở Đông Dương “.
Ngày 3 / 2 / 1930 đồng chí Nguyễn Ai Quốc với bí danh là Vương thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị thống nhất ba Đảng tại một ngôi nhà nhỏ thuộc tỉnh Cửu Long ( Trung Quốc ). Hội nghị gồm đồng chí Vương ( Nguyễn Ai Quốc ), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu ( đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng ), đồng chí Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu ( đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng ), Tân Việt mới chuyển thành Đảng Cộng Sản nên không kịp cử đại biểu tham dự.
Tháng 6 năm 1925 trên cơ sở tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu và Tâm Tâm Xã, đồng chí Nguyễn Ai Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, trong đó hạt nhân là Cộng sản đoàn.
Tuần báo thanh niên từ tháng 6 / 1926 và đặc biệt là cuốn “ Đường Kách Mệnh “ xuất bản năm 1927 đã đề cập tới những vấn đề chiến lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam, được bí mật đưa về nước. Từ sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son ( 8 / 1925 ), phong trào công nhân đã vượt qua giai đoạn tự phát để bước vào giai đoạn tự giác.
Nhiều cuộc bãi công lớn của các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền……..đã nổ ra. Riêng năm 1929 có tới 43 cuộc bãi công, phong trào công nhân đã thực sự trở thành lực lượng nồng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc.
Trước tình hình đó, nội bộ Việt Nam thanh niên Cách Mạng đồng chí Hội từ đầu năm 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa quan điểm vô sản và quan điểm tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. Và tư tưởng vô sản đã thắng.
Tháng 3 / 1929 tại nhà 5D phố Hàm Long ( Hà Nội ), Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời gồm 8 đồng chí : Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, Trịnh Đình Cửu………
Đầu tháng 6 / 1929 tại nhà số 312 phố Khăm Thiên ( Hà Nội ), 20 đại biểu Đảng Cộng sản Bắc Kỳ quyết định thành lập Đông Dương Cộng Sản Đảng.
Mấy tháng sau, An Nam Cộng sản Đảng ra đời tại Nam Kỳ ( 10 / 1929 ). Ở Trung Kỳ giữa năm 1925, một tổ chức yêu nước tiến bộ cũng được thành lập lấy tên là Tân Việt Cách Mạng Đảng, sau đổi tên thành Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn (1/1930 ).
Như thế là đầu năm 1930, ở nước ta có 3 tổ chức tự nhận là Cộng sản và đều tìm cách tranh thủ sự thừa nhận của Quốc tế Cộng sản và trong khi tuyên truyền vận động quần chúng, 3 tổ chức không khỏi công kích, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
Ngày 27 / 10 / 1929 Ban Chấp Hành Quốc tế Cộng sản chỉ thị : “ Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp bách nhất của những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng Cách mạng có tính chất giai cấp của giai cấp Vô sản. Đảng đó chỉ là một tổ chức Cộng sản duy nhất ở Đông Dương “.
Ngày 3 / 2 / 1930 đồng chí Nguyễn Ai Quốc với bí danh là Vương thay mặt Quốc tế Cộng sản chủ trì hội nghị thống nhất ba Đảng tại một ngôi nhà nhỏ thuộc tỉnh Cửu Long ( Trung Quốc ). Hội nghị gồm đồng chí Vương ( Nguyễn Ai Quốc ), đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu ( đại biểu Đông Dương Cộng Sản Đảng ), đồng chí Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu ( đại biểu An Nam Cộng Sản Đảng ), Tân Việt mới chuyển thành Đảng Cộng Sản nên không kịp cử đại biểu tham dự.

Đảng ra đời là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại trong lịch sử Cách Mạng Việt Nam.
Tháng 10 / 1930 tại Hội nghị BCH Trung Ương lần I cùng với việc thông qua Luận chính do đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khởi thảo, Đảng ta mang tên mới : Đảng Cộng Sản Đông Dương.
Với 45 năm ( 1930 – 1975 ) dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhân dân ta đã giành được độc lập tự do cho Tổ quốc.
Kỷ niệm ngày thành lập Đảng, lớp trẻ Thành Phố mang tên Bác Hồ đang ngày đêm lao động, học tập và sáng tạo vì Tổ quốc Việt Nam XHCN giàu mạnh.
( Nguồn tài liệu sinh hoạt chủ điểm - LĐ An Phú Q2 )
0 nhận xét:
☼ Liên Đội chỉ trả lời comment hoặc giải đáp thắc mắc khi bạn điền đầy đủ Họ tên - lớp và có địa chỉ Email ( hoặc nick chat Yahoo Messenger ) ☼